4 Dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ điếc một bên
25.10.17
ADHEAR – GIẢI PHÁP TRỢ THÍNH ĐƯỜNG XƯƠNG KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT
27.10.17
Xem thêm bài

Điếc một bên (Single-Sided Deafness)

Điếc một bên (single side deafness) là tình trạng mất thính lực hoàn toàn 1 bên tai, tai còn lại sức nghe trong giới hạn bình thường. Mỗi năm tại Mỹ có khoảng 60.000 người bị điếc 1 bên.

Nguyên nhân của điếc một bên:

Có nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • U dây thần kinh thính giác (acoustic neuroma) hay các khối u vùng góc cầu tiểu não.
  • Điếc đột ngột không rõ nguyên nhân, có thể do virus, chấn thương đầu, bệnh lý mạch máu…
  • Giảm thính lực bẩm sinh, bệnh Meniere..

Ảnh hưởng của điếc một bên:

Bệnh nhân bị điếc một bên sẽ bị các ảnh hưởng như sau:

  • Không định hướng được âm thanh, điều này rất quan trọng trong các tình huống băng qua đường sẽ không phát hiện tiếng còi xe từ hướng nào để tránh.
  • Không hiểu rõ lời nói trong môi trường ồn, trong các cuộc họp.
  • Khó khăn khi nghe âm thanh từ phía bên tai bị điếc
  • Nghe âm thanh nhỏ hơn so với nghe bằng 2 tai.
  • 1 số trường hợp kèm ù tai, chóng mặt…

diec mot ben

Điếc một bên (ảnh phải): nghe tiếng 2 người đàm thoại và tiếng máy bay ở đối bên lẫn lộn qua bên nghe tốt: tiếng chim hót, tiếng chó sủa ở bên nghe tốt bị sai vị trí

Bạn cần phải làm gì?

Một số bệnh nhân có thể thích nghi với tình trạng này và không cần can thiệp, tuy nhiên bạn cần đi khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để xác định lại chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân nếu có để có phương pháp điều trị, can thiệp phù hợp.

Các test cần làm bao gồm đo thính lực, xét nghiệm máu và đặc biệt là chụp MRI để loại trừ nguyên nhân do u dây thần kinh thính giác.

Các phương pháp can thiệp:

Trong trường hợp do điếc đột ngột không rõ nguyên nhân, thất bại với điều trị nội khoa, thì việc sử dụng các thiết bị trợ thính sẽ giúp bạn cải thiện được các ảnh hưởng của điếc một tai. Hiện nay có các phương pháp như sau:

  • Trợ thính đường xương: sử dụng máy trợ thính đường xương ADHEAR đeo bên ngoài

    Máy trợ thính đường xương ADHEAR của MEDEL

  • Cấy ghép đường xương: như Bonebridge

    cấy dẫn truyền đường xương BONEBRIDGE với bộ cấy trong BCI602 và máy đeo ngoài SAMBA

  • Trợ thính truyền tín hiệu đối bên.

Các phương pháp này giúp hiểu rõ lời nói trong môi trường ồn tuy nhiên không cải thiện được khả năng định hướng âm thanh do tín hiệu đều được truyền về tai nghe tốt.

  • Cấy ốc tai điện tử:

Các nghiên cứu hiện nay cho thấy ốc tai điện tử là thiết bị duy nhất có thể phục hồi khả năng nghe cả 2 tai, giúp phục hồi khả năng định hướng âm thanh cũng như hiểu rõ lời nói trong môi trường ồn. Một số trường hợp sau cấy ốc tai sẽ cải thiện được triệu chứng ù tai. Tuy nhiên cần thêm thời gian, nhiều nghiên cứu với qui mô rộng hơn mới có thể xác định hiệu quả của ốc tai điện tử trong những trường hợp điếc 1 tai.

Chuyên gia hearLIFE

error: