Synchrony – Quốc tế Thiếu nhi 2018
09.05.18
Điếc 1 tai và máy trợ thính đường xương ADHEAR
29.05.18
Xem thêm bài

Đo thính lực – Chẩn đoán bệnh nghe kém tại hearLIFE MED-EL Việt Nam

Nghe kém Đo thính lực

1/ Đo thính lực chẩn đoán

Đo thính lực chẩn đoán là bước đầu tiên xác định sức nghe của bạn có bình thường hay không. Nếu bạn bị giảm thính lực, các chuyên gia sẽ đánh giá mức độ, loại và nguyên nhân gây giảm thính lực. Các phép đo thính lực được thực hiện trong 1 phòng cách âm tiêu chuẩn, với các loại máy đo chuyên biệt và được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Các phép đo bao gồm:

  • Đo thính lực đơn âm.
  • Đo nhĩ lượng, đo phản xạ cơ bàn đạp.
  • Đo âm ốc tai.
  • Đo điện thính giác thân não (ABR).
  • Đo thính lực hành vi, tùy theo lứa tuổi (behavioral assessement).

Kết quả đo thính lực chính xác là rất quan trọng, giúp bác sỹ và chuyên gia thính học lựa chọn phương pháp can thiệp tối ưu cho bệnh nhân. Ngoài một số trường hợp giảm thính lực có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, các trường hợp còn lại cần phải sử dụng máy trợ thính hoặc các thiết bị cấy ghép thính giác.

Trong trường hợp cần phải sử dụng máy trợ thính, kết quả đo thính lực chẩn đoán sẽ giúp bác sỹ,  chuyên gia thính học chọn lựa loại máy phù hợp.

2/ Tư vấn và chọn lựa phương pháp can thiệp cho bệnh nhân bị giảm thính lực

  • Thời gian đo thính lực trung bình khoảng 30 đến 40 phút.
  • Bác sỹ hoặc chuyên gia thính học sẽ xem kết quả, giải thích kết quả cho bệnh nhân.
  • Tư vấn phương pháp can thiệp: trong trường hợp phải sử dụng máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử, bệnh nhân và gia đình (nên có người nhà đi kèm vì vấn đề sử dụng máy trợ thính, ốc tai điện tử thường là vấn đề được quyết định bởi bệnh nhân và gia đình) sẽ được bác sỹ hoặc chuyên gia thính học giải thích đầy đủ về vai trò của thiết bị, lựa chọn loại thiết bị phù hợp với mức độ giảm thính lực và điều kiện kinh tế của gia đình.
  • Bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh, đặc biệt chú ý đến tiền sử tiếp xúc với tiếng ồn, bị ù tai hoặc rối loạn thăng bằng (chóng mặt), các loại thuốc đã sử dụng trước đây…
  • Bệnh nhân và người nhà có thể đặt câu hỏi về các vấn đề chưa hiểu rõ, việc hiểu rõ và đầy đủ các thông tin về việc can thiệp giúp bệnh nhân chủ động tham gia vào quá trình sử dụng thiết bị trợ thính, nhằm đạt được kết quả tối ưu nhất.

Bác sỹ Tai mũi họng, chuyên gia cấy ghép ốc tai điện tử MED-EL: Lê Tự Thành Nhân, Chuyên gia thính học Đài Loan: Sean Lo, Chuyên gia huấn luyện ngôn ngữ: Hà Thị Kim Yến, và đội ngũ kỹ thuật viên thính học hearLIFE cùng thực hiện.

nghe kém đo thính lực

Vui lòng liên hệ 0963 470 361

error: