Lịch sử chụp cộng hưởng từ (MRI) và ốc tai điện tử
01.09.17Chương trình Tầm soát sức nghe cho trẻ em tại hearLIFE
04.09.17
Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường nam châm công suất mạnh để chụp hình ảnh các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, giúp các bác sỹ trong việc chẩn đoán bệnh, ưu điểm so với phương pháp CT hay Xquang là bệnh nhân không phải tiếp xúc với các tia xạ.
Độ từ trường được đo bằng đơn vị Tesla, và độ từ trường càng mạnh, chụp sẽ nhanh hơn hình ảnh sẽ chi tiết và rõ nét hơn. Các máy MRI thế hệ mới có độ từ trường mạnh lên đến 3.0 Tesla và ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Trẻ em hay bệnh nhân sau khi được cấy ốc tai, trong suốt quảng đời còn lại, có thể mắc phải các bệnh lý khác nhau và cần phải sử dụng MRI cho việc chẩn đoán bệnh là gần như chắc chắn, và câu hỏi đặt ra là từ trường của MRI có ảnh hưởng đến bộ phận cấy ghép bên trong hay không?
Bộ phận nam châm ở bộ phận bên trong sẽ bị đẩy lệch khi gặp môi trường có từ trường mạnh (chụp MRI) và đa số các bộ phận cấy ghép hiện nay chỉ cho phép chịu đựng được với máy MRI có độ từ trường dưới 1.5 Tesla trở xuống (nếu cao hơn từ 1.5 Tesla, thiết bị bên trong sẽ bị đẩy lệch có thể làm di lệch dải điện cực). Do đó bệnh nhân cấy ghép khi cần chụp MRI phải được phẫu thuật tháo nam châm ra, chụp MRI, phẫu thuật đặt lại nam châm. Điều này gây ra nhiều bất tiện như đau, nguy cơ tai biến do phẫu thuật và quan trọng hơn là phải ngừng sử dụng thiết bị trong thời gian giữa 2 lần phẫu thuật.
Synchrony- Đỉnh cao công nghệ: nhỏ nhất, nhẹ nhất, với dải điện cực mảnh mai nhất và độ an toàn MRI cao nhất.
Tổng hợp tài liệu từ chuyên gia Medel.