Kiểm tra thính lực miễn phí tại các trung tâm hearLIFE trên toàn quốc
KIỂM TRA THÍNH LỰC MIỄN PHÍ 2 NGÀY DUY NHẤT TRONG THÁNG 3/2019
24.02.19
banner-anh-web-tuyendung-ky-thuat-vien-thinh-hoc1200x619
Tuyển dụng kỹ thuật viên thính học làm việc tại hearLIFE Việt Nam
25.02.19
Xem thêm bài

Tình trạng nghe kém ở trẻ nhỏ – Các phụ huynh phải lưu tâm

Tình trạng nghe kém ở trẻ nhỏ

Tình trạng nghe kém ở trẻ nhỏ

Việc phát hiện sớm tình trạng suy giảm thính lực và can thiệp sớm máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử cực kỳ quan trọng cho sự phát triển lời nói, ngôn ngữ, và những kĩ năng giao tiếp ở trẻ bị suy giảm thính lực.

Trong thực tế, những đứa trẻ được chẩn đoán nghe kém lúc 6 tháng tuổi sau đó được đeo máy trợ thính hoặc cấy ốc điện tử và tham gia phục hồi ngôn ngữ. Điều đó đã cho thấy rằng những năm sau đó trẻ có những kĩ năng ngôn ngữ tương đồng với những trẻ cùng độ tuổi có thính lực bình thường.

Nếu kết quả sàng lọc khiếm thính sơ sinh tại bệnh viện của trẻ là Không Đạt, bạn sẽ được giới thiệu đến với chuyên gia thính học để trẻ được đánh giá thính lực một cách toàn diện. Dựa trên các phép đo này, chuyên gia thính học sẽ giải thích cho bạn liệu con bạn có nghe kém hay không, nếu có thì mất thính lực loại nào và mức độ nào, đồng thời cho bạn một vài lời khuyên nên làm gì tiếp theo.

Hầu hết cha mẹ gần như không biết gì về suy giảm thính lực. Nếu con của bạn được chẩn đoán là nghe kém, bạn sẽ tìm hiểu nhiều hơn. Thật may là sẽ có nhiều người sẵn sàng hỗ trợ cho bạn trong cuộc hành trình này.

Tình trạng nghe kém ở trẻ nhỏ

Tình trạng nghe kém ở trẻ nhỏ

Chúng ta nghe âm thanh như thế nào?

Tai được chia làm ba phần – tai ngoài, tai giữa và tai trong.

  • Tai ngoài: Âm thanh đi vào ống tai, đập vào màn nhĩ và làm nó rung động
  • Tai giữa: Những dao động từ màn nhĩ làm cho chuỗi xương con rung lên, điều này tạo ra sự dịch chuyển của dịch ở tai trong.
  • Tai trong: Sự chuyển động của dịch này truyền các tín hiệu điện từ tai trong lên thần kinh thính giác và đến não bộ.

Sau đó não sẽ hiểu các tín hiệu điện này là âm thanh.

Các loại mất thính lực

  • Nghe kém dẫn truyền là vấn đề xảy ra ở tai ngoài hoặc tai giữa làm gián đoạn sự dẫn truyền của âm thanh vào tai trong. Loại nghe kém này thường có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Nguyên nhân dẫn đến nghe kém dẫn truyền bao gồm: có dịch ở tai giữa, có ráy trong ống tai, xương tai giữa hay ống tai bị dị dạng, hoặc bị thủng màn nhĩ.
  • Nghe kém tiếp nhận là vấn đề xảy ra ở tai trong. Loại mất thính lực này thường là vĩnh viễn và không thể điều trị được bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Nguyên nhân gây ra nghe kém tiếp nhận bao gồm: yếu tố di truyền, thai nhi bị thiếu oxy trong khi sinh, và viêm nhiễm trong thai kì.
  • Nghe kém hỗn hợp xảy ra khi có sự kết hợp của cả nghe kém dẫn truyền và nghe kém tiếp nhận ở cùng tai.
  • Bệnh lý thần kinh thính giác (rối loạn chức năng thính giác) xảy ra khi tai trong vẫn hoạt động bình thường nhưng âm thanh thì không đến đươc thần kinh thính giác theo cách thông thường. Âm thanh hoặc bị bóp méo hoặc không nghe thấy gì cả.

Mức độ Suy giảm thính lực

Mức độ Suy giảm thính lực, còn gọi là “Độ điếc”. Mức độ Nghe kém có thể là nhẹ, trung bình, nặng, hoặc sâu. Điều này rất quan trọng bởi vì nghe kém mức độ “nhẹ” cũng ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ và lời nói của trẻ.

Kiểm tra thính lực

Các chuyên gia thính học sẽ sử dụng nhiều phép đo khác nhau để xác định loại và mức độ mất thính lực của trẻ. Thông thường, máy trợ thính sẽ được khuyên dùng. Phụ thuộc vào loại hoặc mức độ mất thính lực của trẻ, cấy ốc tai điện tử cũng có thể là một giải pháp cần được xem xét. Đồng thời, bạn cũng sẽ được giới thiệu đến chương trình can thiệp sớm tại địa phương.

Máy trợ thính / Ốc tai điện tử

Việc phát hiện sớm tình trạng suy giảm thính lực và can thiệp sớm máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử cực kỳ quan trọng cho sự phát triển lời nói, ngôn ngữ, và những kĩ năng giao tiếp ở trẻ bị suy giảm thính lực. Trong thực tế, những trẻ nhỏ được chẩn đoán nghe kém lúc 6 tháng tuổi sau đó được đeo máy trợ thính hoặc cấy ốc điện tử và tham gia phục hồi ngôn ngữ – đã cho thấy rằng những năm sau đó trẻ có những kĩ năng ngôn ngữ tương đồng với những trẻ cùng độ tuổi với thính lực bình thường.

Chương trình can thiệp sớm

Chương trình này được thực hiện dựa trên nhu cầu riêng của từng trẻ và sự mong đợi từ phía gia đình. Thông thường, những chương trình này được thực hiện tại nhà hoặc tại cơ sở nơi trẻ học bán trú.

Nghe kém ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển của trẻ, vì vậy những chương trình can thiệp sớm rất quan trọng.

Phương pháp giao tiếp mà bạn quyết định áp dụng cho trẻ sẽ tạo ra một kế hoạch can thiệp sớm. Có nhiều phương pháp giao tiếp có thể được sử dụng. Bạn nên lựa chọn một phương pháp dựa trên nhu cầu của bạn và nhu cầu của trẻ. Có những phương pháp giao tiếp như sau:

  • Ngôn ngữ nghe-nói (cũng còn gọi là thính giác-lời nói): Trẻ nhỏ được lắp thiết bị trợ thính phù hợp. Sau đó trẻ sẽ được tiếp xúc với ngôn ngữ tại nhà thông qua việc lắng nghe và đi bộ, dần dần xây dựng nên ngôn ngữ nói ở nhà và trường học, và các bạn bè cùng trang lứa.
  • Ngôn ngữ dấu: Phương pháp này sử dụng những hình dạng và bố trí tay đặc biệt quanh khuôn mặt để làm rõ những điều mơ hồ của việc đọc môi.
  • Ngôn ngữ kí hiệu Mỹ (ASL): Trẻ nhỏ được tiếp xúc với ngôn ngữ thông qua việc nhìn, dẫn đến ngôn ngữ kí hiệu ở nhà và trường học, và các bạn bè đồng trang lứa. Cấu trúc ngữ pháp của Ngôn ngữ kí hiệu Mỹ khác với cấu trúc ngữ pháp của Ngôn ngữ nói trong Tiếng Anh.
  • Phương pháp giao tiếp tổng hợp: Phương pháp này cho thấy việc sử dụng đồng thời cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ kí hiệu dựa trên-Tiếng Anh.

Tại hearLIFE, các lớp âm ngữ trị liệu giúp trẻ tập dần các khả năng nghe, phản xạ sau 1 quá trình trẻ không nhận được tín hiệu âm thanh ở môi trường bên ngoài.

 

 

 

 

 

 

error: