đo thính lực trẻ sơ sinh
Tầm soát thính lực cho trẻ sơ sinh – Đừng bỏ qua trước khi quá muộn
29.07.17
Chọn giải pháp cấy ghép thính giác phù hợp
29.07.17
Xem thêm bài

Cấy dẫn truyền xương chủ động

CẤY GHÉP DẪN TRUYỀN QUA XƯƠNG BONEBRIDGE – GIẢI PHÁP MỚI CHO BỆNH NHÂN KHIẾM THÍNH

Được biết đến như một loại thiết bị cấy ghép đơn giản trong điều trị khiếm thính, Bonebridge được ghi nhận là một hệ thống dẫn truyền xương chủ động đầu tiên trên thế giới. Nhờ có công nghệ mang tính đột phá này, các bác sĩ có thêm lựa chọn để điều trị các bệnh lý về thính giác cho bệnh nhân

Bệnh nhân Đ.H.Q., 48 tuổi, ngụ tại Tp.HCM, bị điếc sâu tai phải từ nhỏ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Khi đến Bệnh viện FV, ông Q. được bác sĩ Nguyễn Quảng Đại – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, thăm khám kỹ càng và kết luận, ông Q. mắc chứng dị dạng Mondini. Đây là một dạng bệnh lý bẩm sinh được mô tả lần đầu tiên bởi Carlo Mondini vào năm 1791 với biểu hiện lâm sàng là điếc nặng đến điếc sâu. Hình ảnh chụp CT cho thấy những bất thường trong cấu trúc giải phẫu tai trong của ông Q., bao gồm mất trục xoắn ốc tai, tiền đình và cống tiền đình bị giãn rộng. Bác sĩ Đại quyết định phẫu thuật cấy ghép Bonebridge cho ông Q. Bốn tuần sau phẫu thuật, tai phải của ông Q. đã có thể nghe lại được. Như vậy, sau ca phẫu thuật thành công này, bệnh nhân Đ.H.Q. trở thành bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam được cấy ghép Bonebridge.

Bác sĩ Đại chia sẻ: “Trước đây, trên thế giới thường chỉ định cấy trợ thính móc neo đường xương (Bone Anchored Hearing Aid – BAHA) cho các trường hợp như ông Q.. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu Việt Nam, Bonebridge có chỉ định tương đương và là lựa chọn tốt nhất hiện nay vì thiết bị cấy nằm hoàn toàn dưới da, rất an toàn cho người sử dụng và chăm sóc hậu phẫu tốt hơn.”


Bonebridge là một hệ thống cấy ghép dẫn truyền xương hiện đại, hoàn toàn nằm dưới da, cho phép âm thanh truyền trực tiếp đến tai qua xương. Hệ thống Bonebridge gồm 2 phần:

  • Thiết bị cấy bên trong có tác dụng dẫn truyền xương được đặt hoàn toàn dưới da, có nam châm giữ cho bộ xử lý âm thanh bên ngoài nằm đúng vị trí bên trên thiết bị cấy bên trong bằng lực hút từ trường.
  • Bộ xử lý âm thanh bên ngoài được giữ ở vị trí trên đầu bằng lực hút của nam châm, có thể đeo một cách kín đáo và thoải mái dưới tóc.

Bộ xử lý âm thanh bên ngoài nhận âm thanh và chuyển âm thanh thành tín hiệu truyền đến thiết bị cấy ghép bên trong thành xung động âm thanh và truyền đến tai. Chất lượng âm thanh nhận từ hệ thống cấy ghép dẫn truyền qua xương Bonebridge tốt hơn nhiều so với thiết bị trợ thính dẫn truyền truyền thống.

Vị trí đặt implant BCI của Bonebridge

Phẫu thuật cấy ghép Bonebridge là phẫu thuật đơn giản, nhẹ nhàng, kéo dài từ khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Để thực hiện cấy ghép, bác sĩ rạch một đường sau tai rồi khoan hai lỗ bắt vít vào hai bên thành xương sọ ở vị trí đằng sau tai. Khi bộ xử lý âm thanh được đặt vào, bộ rung đường xương được cố định với hai lỗ bắt vít hộp sọ. Sau cùng,  bác sĩ sẽ khâu đường rạch da bằng chỉ tự tiêu. Bệnh nhân không cần phải nằm viện.

Hệ thống Bonebridge có thể hoạt động ngay sau khi túi da phía trên bộ cấy bớt sưng tấy, có nghĩa là khoảng từ 2 đến 4 tuần sau phẫu thuật là bệnh nhân có thể kích hoạt Bonebridge. Cấy ghép Bonebridge được chỉ định cho những bệnh nhân mất thính lực dẫn truyền (giảm thính lực do những bất thường ống tai, màng nhĩ, hoặc tai giữa) và mất thính lực kết hợp (do tổn thương tai ngoài hoặc tai giữa và tai trong) hoặc điếc một bên tai. Cấy ghép hệ thống Bonebridge có thể áp dụng điều trị cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên.

Đối với bệnh nhân mất thính lực dẫn truyền hoặc mất thính lực kết hợp thì Bonebridge có thể khắc phục mất thính lực do tai giữa bằng cách kích thích trực tiếp đến dây thần kinh thính giác. Đối với bệnh nhân điếc một bên tai, Bonebridge có thể truyền âm thanh từ tai có thính lực kém sang tai có thính lực tốt hơn.

Bệnh nhân được cấy ghép Bonebridge có thời gian phục hồi nhanh, giảm nguy cơ nhiễm trùng, sử dụng dễ dàng và an toàn, mang lại hiệu quả điều trị tuyệt vời.

error: