Sách vui cho trẻ bị nghe kém
31.08.18
Bộ cấy ốc tai Synchrony ST – Rondo2: bộ cấy an toàn và tiết kiệm nhất
04.09.18
Xem thêm bài

5 cách thiết thực để dạy Trí Tuệ Xúc Cảm

Trí Tuệ Xúc Cảm

Được viết bởi cô: Eka Hikmat, chuyên gia AVT

Trẻ học rất nhiều ngôn ngữ và giao tiếp tương tác xã hội thông qua việc nghe lõm từ người khác. Khi trẻ khiếm thính không nghe lõm được trong các cuộc hội thoại đang xảy ra xung quanh trẻ thì trẻ cần sự hỗ trợ trong sự phát triển trí tuệ xúc cảm của trẻ.
Trí tuệ xúc cảm là khả năng nhận ra cảm xúc của bạn, hiểu được nguyên nhân tại sao bạn lại cảm thấy như thế và quản lý các cảm xúc ấy. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trí tuệ xúc cảm cao có liên quan đến thành công trong sức khỏe, các mối quan hệ và chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là một số cách thiết thực để giúp phát triển trí tuệ xúc cảm của trẻ.

trí tuệ xúc cảm

1. Chia sẻ cảm xúc của chính trẻ

Hãy giải thích cách mà ba mẹ đang cảm thấy như thế nào cho trẻ nghe trong đúng hoàn cảnh, ví dụ:  “ Bây giờ ba thật sự cảm thấy khó chịu khi ba quên đeo kính”. Từ việc chia sẻ cảm xúc của ba mẹ, trẻ có thể học cách sử dụng những từ chỉ cảm xúc  khác nhau trong bối cảnh tự nhiên. Cùng một lúc, trẻ cũng sẽ bắt đầu hiểu được các nguyên nhân tại sao lại có những cảm xúc khác nhau. Hãy yêu cầu các thành viên khác trong gia đình chia sẻ cảm xúc của họ và nói rõ nguyên nhân tại sao họ lại có xúc cảm như vậy.

2. Nói về cảm xúc khác nhau của người khác

Hãy giúp trẻ quan sát các cảm xúc của mọi người xung quanh trẻ, các nhân vật trong sách, trong phim, trong tạp chí và trong các bức ảnh. Bạn cũng có thể nói như thế này: “Con hãy nhìn xem bé gái kia đang mua một cây kem, bé gái cười toe toét. Ba nghĩ rằng bé ấy thật sự hứng thú khi ăn kem”. Hoặc “Con có thấy thằng bé trong ảnh này có vẻ khó chịu không? Có lẽ mẹ của cậu ta nói với cậu ta rằng cậu ấy không được ăn thanh sô-cô-la”. Điều này cho trẻ  thấy rằng mọi người có cảm xúc riêng của họ và làm nổi  bật được  những lý do  đằng sau các cảm xúc đó. Học cách nhận ra các cảm xúc của người khác sẽ giúp cho trẻ hiểu và phát triển sự đồng cảm.

3. Xác định các cảm xúc của trẻ

Lưu ý khi trẻ thể hiện cảm xúc, ví dụ như thất vọng khi làm bài tập về nhà. Bạn có thể nói như sau: “Trông con có vẻ thất vọng. Bài tập về nhà thỉnh thoảng khó mà có thể hoàn thành”. Bằng cách xác định và miêu tả các cảm xúc của trẻ, bạn đang làm mẫu để trẻ thể hiện cảm xúc của trẻ.

4. Sử dụng nhiều hơn các từ chỉ cảm xúc phức tạp

Một khi trẻ hiểu những từ cảm xúc cơ bản như hạnh phúc, buồn và tức giận, hãy giới thiệu cho trẻ những từ cảm xúc phức tạp hơn bằng cách tiếp tục phát triển vốn từ vựng của trẻ. Dưới đây là một số ví dụ về các từ chỉ cảm xúc phức tạp:

  • bực bội
  • khó chịu
  • phấn khích
  • buồn bã
  • thất vọng
  • lo lắng

5. Chơi đóng vai các cảm xúc

Luân phiên với nhau  trong hoạt động đóng vai và đoán các cảm xúc.  Hát cùng một bài hát với những giọng cảm xúc khác nhau như giọng mệt mỏi hoặc giọng hào hứng. Đóng vai từ các câu chuyện trong sách hoặc tạo ra các nhân vật của chính bản thân mình và làm nổi cảm xúc của các nhân vật đó. Ví dụ: “bé gái trong bức tranh trông có vẻ hoảng sợ, nên ba sẽ giả giọng run rẫy và sợ hãi”

Võ Như Ngọc dịch

blog.medel.com

error: