Nếu ba gọi điện thoại về nhà hỏi con rằng “Con đang làm gì vậy Điền?”
Trẻ trả lời “Chơi cái này nè!” (nguồn ảnh minh họa Hanen)
Đúng ra Điền phải nói cho ba thêm nhiều thông tin về “cái này”, cái Điền đang cầm trong tay. Vì Điền nghĩ rằng ba cũng thấy, cũng nghĩ như Điền.
Đó là phạm trù của Thuyết Tâm Trí (Theory of Mind – ToM), nói cách khác, đó là khả năng của một đứa trẻ nắm bắt được suy nghĩ, góc nhìn của của người khác.
Khả năng này nó không thể tự phát triển mà cần được dạy thông qua ngôn ngữ và chơi đùa ngay từ khi còn rất nhỏ.
Nếu phát triển tốt, khoảng trên 3 tuổi, trẻ sẽ có khả năng biết được rằng người khác có những cảm xúc và suy nghĩ khác mình.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đứa trẻ có sự phát triển về Thuyết Tâm Trí thì thành công ở trường học và hoạt động xã hội; ngoài ra những trẻ này thuộc về loại người giỏi giao tiếp, có nhiều khả năng giải quyết xung đột với bạn đồng lứa hơn.
Có thể dạy trẻ rất sớm về những từ vựng và trò chơi dưới đây để trẻ dần hình thành được năng lực về Thuyết Tâm Trí:
Đó là những từ vựng thuộc về tư duy:
Trò chơi giúp trẻ phát triển Thuyết Tâm Trí là:
Với trẻ khiếm thính, do khả năng phát triển về ngôn ngữ kém nên năng lực về Thuyết Tư Duy cũng bị ảnh hưởng, do đó dạy ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính các nhà chuyên môn cũng phải chú ý dạy trẻ ngôn ngữ và trò chơi để trẻ khiếm thính có thể phát triển các khả năng về Thuyết Tâm Trí thì trẻ mới giao tiếp hiệu quả và thành công trong học hòa nhập.
Võ Như Ngọc -Nhà Thực Hành AVT