hearlife-ha-noi-do-kham-chua-benh-va-cap-phat-thuoc-mien-phi-tai-lao-cai-hearlife
Chương trình đo khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí
24.08.19
Hút ẩm điện máy trợ thính
09.09.19
Xem thêm bài

Trẻ cấy ốc tai điện tử phát triển như trẻ bình thường

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ÂM – LỜI NÓI CỦA BA TRẺ KHIẾM THÍNH CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ TRONG NĂM ĐẦU TUỔI LẮNG NGHE

Phục hồi Nghe – nói

hearLIFE Medical Device Company Limited

Tóm tắt

Các trẻ khiếm thính với mức độ điếc nặng – sâu có thể phát triển kỹ năng lắng nghe, học nói rồi học như trẻ nghe bình thường, nếu được chẩn đoán và can thiệp sớm trước ba tuổi bằng cách cấy ốc tai điện tử, đồng thời được huấn luyện nghe – nói với phương pháp Trị liệu nghe – nói. Các mục tiêu dạy nghe – nói sẽ được thiết lập dựa theo tuổi nghe, sau khi thính giác trẻ đã được phục hồi. Lời nói của những trẻ này, nếu được huấn luyện, sẽ phát triển qua các giai đoạn như trẻ bình thường.

Nghiên cứu này trình bày kết quả can thiệp cho 3 trẻ khiếm thính nặng – sâu có sức khỏe bình thường, được cấy ốc tai điện tử trước 36 tháng tuổi. Khoảng một năm sau khi được kích hoạt hệ thống, kết quả cho thấy sự phát triển về lời nói của các trẻ cũng gần như trẻ bình thường trong năm đầu: trẻ phát âm đúng các nguyên âm đơn /a, u, i/ và vần /au, ua; ai, ia/, phát âm đúng hầu hết các âm tiết mở có phụ âm đầu /b-/. Kỹ năng phát âm của những trẻ này có liên quan đến thời gian được can thiệp AVT sớm hay trễ, liên tục hoặc gián đoạn. Nhưng không liên quan đến việc cấy ốc tai vào một tai hay cả hai tai.

Từ khóa: trẻ khiếm thính, âm lời nói, ốc tai điện tử.

ABSTRACT

Applied the cochlear implant technology and the auditory verbal therapy, a child with severe-profound hearingloss would be developed the skills of listening and verbal communication then go to mainstream school as well a typical child. The skill of speech will be improved up to the same developmental stages of the typical child.

Survey of three deaf children without any medical issues, who received cochlear implants before the age of 36 months, within one year after stwitched on of the cochlear implant system, showed results of theirs speech development is almost as similar as the typical children. In the first year, they pronounces correctly the single vowel sounds /a, u, i/ then dipthongs /au-ua; ai-ia/, correctly pronunces most of the openned syllables with initial consonant /b-/. Their developmental speech skills are related to how early, regularly AVT approached are. But the difference between of unilateral and bilateral cochlear implant is not found out.

 

  1. GIỚI THIỆU

Trẻ em và người lớn Việt Nam nằm trong dân số 400.000 người trên thế giới đã được cấy ốc tai điện tử (OTĐT). Đây là phương cách trợ thính phù hợp phục hồi nghe cho trẻ khiếm thính mức độ nặng – sâu. Cùng với phẫu thuật cấy OTĐT là quy trình trị liệu nghe – nói (Auditory Verbal Therapy – AVT). Trẻ sau phẫu thuật cấy OTĐT một tháng sẽ được kích hoạt và chương trình trị liệu AVT sẽ khởi động để huấn luyện cho trẻ có kỹ năng phát hiện, phân biệt, hiểu, xác định âm thanh, lời nói. Quy trình thực hành AVT để phục hồi nghe sẽ diễn ra như quy trình phát triển nghe – nói của trẻ bình thường, các mục tiêu của AVT phải dựa theo tuổi lắng nghe của trẻ. Ở đây tuổi lắng nghe được tính từ ngày mà trẻ bắt đầu phát hiện được các tần số âm thanh thuộc về lời nói. Do đó một trong nghững điều kiện để việc cấy OTĐT hiệu quả là trẻ phải được chẩn đoán và can thiệp càng sớm càng tốt để không có khoảng cách quá khác biệt giữa tuổi đời và tuổi nghe.

Ở Việt Nam, cấy OTĐT và thực hành AVT đã trở nên khá phổ biến trong khoảng mười năm gần đây, nhưng các nghiên cứu về sự phục hồi nghe – nói sau cấy OTĐT hầu như chưa được công bố gì, để có được các dữ liệu nghiên cứu và tham khảo hầu như phải dựa vào tài liệu nước ngoài mà cơ sở dữ liệu là ngôn ngữ tiếng Anh.

Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát đặc điểm phát triển về phát âm, lời nói của trẻ khiếm thính cấy OTĐT có tuổi nghe trong vòng 12 tháng so với mốc phát triển lời nói của trẻ bình thường.

  1. CÁC ĐỊNH NGHĨA
  2. Ốc tai điện tử

Là công nghệ trợ thính bao gồm hệ thống cấy bên trong cơ thể và thiết bị đeo ngoài, hệ thống đeo ngoài thu nhận và chuyển đổi âm thanh thành các tín hiệu điện  thông qua con đường dẫn truyền thần kinh thính giác để gửi tín hiệu lên não.

ốc tai điện tử

Ốc tai điện tử Synchrony bên trong với xử lý âm thanh Rondo2 đeo ngoài của MED-EL

  1. Phương pháp Trị liệu nghe – nói (AVT)

Trị liệu nghe – nói là phương pháp có 10 nguyên lý và các đặc điểm như sau:

  • Phương thức trị liệu cá nhân: một – một
  • Phải có sự tham gia của phụ huynh
  • Cần có phối hợp với nhà thính học
  • Người khiếm thính phải đeo trợ thính phù hợp
  • Học kỹ năng lắng nghe để phát triển ngôn ngữ nói như mô hình phát triểnnghe – nói bình thường.
  • Trong kế hoạch huấn luyện, lập mục tiêu nên tập trung với cả 3 lĩnh vực là Thính giác, Ngôn ngữ và Lời nói
  1. “Quả chuối lời nói (Speech Banana)” là một từ thông thường để thể hiện hình ảnh giống như quả chuối bao trùm phạm vi nghe được các âm thanh trong biên độ to và cao độ.

Ngưỡng nghe bình thường là khả năng nghe các âm thanh phát ra nhỏ ở các tần số khác nhau, đa số lời nói ở tần số từ 250 Hz đến 8000 Hz. Giọng nói trong hội thoại thường to ở mức độ 65 dB.

thính lực đồ quả chuối

Thính lực đồ với âm thanh hằng ngày & Quả chuối lời nói

  1. Âm tố (sound)

Âm tố là đơn vị âm thanh của lời nói thuộc về cấu âm – thính giác nhỏ nhất (Mai Ngọc Chừ 1997). Có thể phân loại chúng thành hai tập hợp lớn đầu tiên là nguyên âm và phụ âm (Nguyễn Thiện Giáp 2010).

  1. Nguyên âm

Được miêu tả và phân loại theo vị trí của lưỡi; độ mở của miệng và hình dáng của môi. Ba nguyên âm đại diện cho các nguyên âm có cùng các đặc điểm vị trí lưỡi và hình dạng môi:

  • /i/ nguyên âm hàng trước, độ mở hẹp; không tròn môi
  • /ă/nguyên âm hàng sau, độ mở rộng, không tròn môi
  • /u/ nguyên âm hàng sau, độ mở hẹp, tròn môi

(Mai Ngọc Chừ 1997)

  1. Phụ âm

Miêu tả và phân loại theo hai tiêu chuẩn chính là vị trí cấu âm (hai môi; đầu lưỡi-lưỡi răng) và phương thức phát âm (tắc, vang/mũi, xát, rung), (Mai Ngọc Chừ 1997).

  1. Âm tiết

Là một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt nhân là nguyên âm (gọi là nguyên âm vì chỉ một âm tự nó có thể làm thành âm tiết được) và các âm khác bao quanh đó là phụ âm; gọi là phụ âm vì nó phải đi cùng với âm khác, chứ không tồn tại độc lập được. (Nguyễn Thiện Giáp 2010).

  1. Thanh điệu

Là sự thay đổi cao độ của giọng nói, tức tần số âm cơ bản trong một âm tiết có tác dụng khu biệt các từ có nghĩa khác nhau. Tiếng Việt có 6 thanh điệu: thanh ngang /1/, thanh huyền /2/, thanh ngã /3/, thanh hỏi /4/, thanh sắc /5/, thanh nặng /6/ (Nguyễn Thiện Giáp 2010).

  1. Âm vị (phoneme): Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng khu biệt (Nguyễn Thiện Giáp 2010).

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  1. Đối tượng khảo sát
    • Tiêu chuẩn chọn
  • Tuổi can thiệp cấy: từ 36 tháng trở xuống
  • Mức độ: điếc nặng-sâu
  • Có thính lực đồ: trong vùng quả chuối âm thanh
  • Có phụ huynh tham gia thực hành trị liệu thính giác-lời nói (AVT) đều đặn: từ tối thiểu 1 lần/tuần trở lên
  • Phát triển vận động thô bình thường
  • Phát triển ăn uống bình thường

1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

  • Đa khuyết tật: sinh non, nhiễm Rubella, chậm phát triển vận động thô
  • Điếc sau ốc tai, do thần kinh thính giác
  • Cấy trễ: trên 36 tháng
  • Không thực hành theo phương pháp AVT
  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  2. Mô tả cắt ngang
  3. Chọn mẫu

Chọn mẫu tất cả trường hợp thỏa tiêu chuẩn.

  1. Cỡ mẫu

Tất cả các trường hợp trẻ khiếm thính cấy OTĐT được kích hoạt từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018.

  1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
  2. Lập bộ từ kiểm tra dựa theo Bảng phát triển lời nói trong 4 năm đầu tuổi lắng nghe.
  3. Nguyên âm đơn: /a, u, i/
  4. Vần: /au-ua; ai-ia/
  5. Âm tiết: chủ yếu là âm tiết nhẹ – mở – hơi mở – đóng thường được nghe cùng với các thanh điệu tiếng Việt.
  • áo, ông, im, ôm, ủi, ụt
  • ba, bà, bú, bé, bí
  • ma, mẹ, mũ, mẹ, mắt
  • đá, đỏ, đi, đũa
  • tủ, té, tô, tầu, tai
  1. Cách đánh giá phát âm
  • Trẻ được nhắc lắng nghe rồi nhà trị liệu phát âm từ đích cho trẻ nghe, yêu cầu trẻ lặp lại
  • Điểm đạt: nếu trẻ lặp lại ngay lần đầu chính xác âm tiết được nghe hoặc lần hai sau khi được nghe lại với kỹ thuật làm nổi bật âm mà trẻ phát chưa rõ.
  • Không đạt: khi trẻ không nhắc lại hoặc phát ra một âm lạ và khác hoàn toàn với âm đích
  • Lắng nghe
  • Ghi chép bằng tay
  • Ghi âm
  1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
  2. Đặc điểm lâm sàng của 3 trường hợp

Có 3 trường hợp được đánh mã theo thứ tự thời gian huấn luyên từ ngắn nhất đến lâu nhất 1M, 2N, 3P, bị điếc bẩm sinh tiền ngôn ngữ, tuổi đời ở thời điểm kiểm tra từ 3 đến 4 tuổi; tuổi nghe lớn nhất là 13 tháng, ít nhất là 5 tháng; thời gian được huấn luyện AVT lâu nhất là 12 tháng, ngắn nhất là 2 tháng; có hai trường hợp cấy hai tai.

Đặc điểm lâm sàng. BẢNG 1

Trường hợp Giới tính Nguyên nhân  mất thính lực Tuổi đời Tuổi nghe Thời gian huấn luyện AVT Cấy

1 tai

Cấy

2 tai

1 N nữ bẩm sinh 3 tuổi 05 tháng 2 tháng P
2 M nam bẩm sinh 3 tuổi 08 tháng 8 tháng P
3 P nữ bẩm sinh 4 tuổi 13 tháng 12 tháng P

KẾT QUẢ PHÁT ÂM

Nguyên âm đơn

Kỹ năng phát âm các nguyên âm đơn tiêu biểu cho các nguyên âm có đặc điểm khác nhau về vị trí lưỡi, hình dạng môi là /a, u,i/.

Cả 3 trường hợp đều lặp lại chính xác các nguyên âm trên, riêng trường hợp 1N cần hỗ trợ thêm kỹ thuật kéo dài đối với âm /i/

Nguyên âm đơn. BẢNG 2

Âm thử

Âm trẻ phát

/a/ /u/ /i/
1 N /a/ /u/ /i/+
2 M /a/ /u/ /i/
3 P /a/ /u/ /i/

Vần. (BẢNG 3)

Từ các nguyên âm đơn /a, u, i/ ghép lại thành nguyên âm xen kẽ /a-u, u-a; a-i, i-a/ và vần /au, ua, ai, ia/.

Hai trường hợp 2M và 3P lặp lại chính xác các nguyên âm xen kẻ và vần, riêng trường hợp 1N không lặp lại được khi nguyên âm ghép có âm /i/

BẢNG 3

 Âm thử

Âm trẻ phát

a-u au /u-a/ ua /i-a/ ia /a-i/ ai
1N a-u au /u-a/ ua x ia x ai
1M a-u au /u-a/ ua /i-a/ ia /a-i/ ai
3P a-u au /u-a/ ua /i-a/ ia /a-i/ ai

Các âm tiết nhẹ – hơi mở – hơi đóng – đóng. Bảng 4

Âm thử

Âm trẻ phát

áo ôm ông im ụt ủi
1N áo ôm ông im u ùi
2M áo ôm ông in a ủi
3P áo ôm ông im ụt ủi

Đối với âm tiết mở (‘áo’) và mở-hơi đóng (‘ôm, ông’) cả ba trường hợp đều lặp lại chính xác, nhưng với ‘ủi’ thì lặp lại chính xác cả thanh hỏi chỉ có hai trường hợp 2M và 3P; nhưng với âm tiết đóng (‘ụt’) thì lặp lại chính xác chỉ có trường hợp 3P

Âm tiết mở với phụ âm đầu /b/. Bảng 5

Âm thử

Âm trẻ phát

ba
1N ba  u
2M ba
3P ba

Nhắc lại chính xác tất cả các âm trên chỉ có trường hợp 2M và 3P. Trường hợp 1N bỏ âm /b/ trong âm tiết ‘bú’ và chuyển âm /í/ thành nguyên âm hàng sau-hơi hẹp /ơ/

Âm tiết mở với phụ âm đầu /m/. Bảng 6

Âm thử

Âm trẻ phát

ma me mẹ mắt
1N ba ba mẹ x bác
2M ma ma mẹ mắt
3 P ma me mẹ mắt

Nhắc lại chính xác tất cả các âm trên chỉ có trường hợp 2M và 3P. Trường hợp 1N thay hầu hết phụ âm đầu /m/ thành âm tắc /b/.

Âm tiết mở với phụ âm đầu /d/.  Bảng 7

Âm thử

Âm trẻ phát

đi đu đầu đỏ đũa
1N i u âu o ú
2M ia bua đầu chỏ mũa
3 P đi đu đầu đỏ đũa

Nhắc lại chính xác tất cả các âm trên chỉ có trường hợp 3P. Trường hợp 1N bỏ phụ âm đầu và cả thanh điệu hỏi ngã. Trường hợp 2M thì chuyển phụ âm đầu thành các phụ âm phát triển sớm /b, m, c/

Âm tiết mở với phụ âm đầu vô thanh/t/.  Bảng 8

Âm thử

Âm trẻ phát

tủ tai tầu
1N ô e u a x
2M ô é ai cầu
3P tủ tai tầu

Lặp lại chính xác chỉ có trường hợp 3P; trường hợp 2M, bỏ hết phụ âm đầu, nhưng có thể lặp lại đúng các thanh điệu của các âm tiết; trường hợp 1N thì bỏ hết phụ âm đầu và chỉ lặp lại với thanh điệu ngang.

VII. NHẬN XÉT

  1. Các trường hợp được huấn luyện thời gian lâu hơn (3P và 2M) kỹ năng nghe và lặp lại các âm tiết khá chính xác.
  2. Các nguyên âm đơn dễ lặp lại là /a, u/ đối với nguyên âm /i/ là khó với trẻ mới học (1N) dù thính lực đồ đạt chuẩn trong vùng “quả chuối lời nói”, điều này cũng đúng khi ghép nguyên âm thanh vần.
  3. Các trẻ có khuynh hướng lặp lại đúng phụ âm đầu là âm hàng trước, tắc và hữu thanh /b, đ/ và cũng dễ lặp lại đúng các âm tiết mở-hơi đóng.
  4. Đối với phụ âm đầu phát triển sớm là vô thanh như /t/ là khó với trẻ trong năm đầu tuổi nghe.
  5. Về thanh điệu, thì thanh ngang, huyền, nặng thì dễ lặp lại với tất cả các trẻ đặc biệt là với các âm tiết thường được nghe trong cuộc sống như ‘bà, mẹ, tai, đầu, tầu’.

VIII. BÀN LUẬN

Trẻ khiếm thính cấy OTĐT có thể có kỹ năng lặp lại đúng các âm vị và âm tiết quen thuộc như trẻ bình thường nếu được nghe rõ. Việc nghe rõ này phụ thuộc chủ yếu vào tiến trình tinh chỉnh và thời gian được huấn luyện phương pháp AVT.

  1. KẾT LUẬN

Khảo sát này còn nhiều giới hạn, cỡ mẫu quá ít; chưa có bộ quy chuẩn lời nói tiếng Việt để tham chiếu cũng như để hướng dẫn trong việc chọn các âm tiết làm bộ thử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  2. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2010), Dẫn luận ngôn ngữ. Nxb Giáo dục Việt Nam.
  3. Quỹ toàn cầu dành cho trẻ khiếm thính – miền Nam Việt Nam, Bảng phát triển của trẻ 1 – 4 năm đầu.
  4. Vũ thị Ân, Nguyễn thị Ly Kha (2009), Tiếng Việt giản yếu. Nxb Giáo dục Việt Nam.
error: