Nghe kém trẻ nhỏ
Việc chẩn đoán mức độ giảm thính lực ở trẻ em sẽ khó khăn hơn người lớn do trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh về tâm thần, vận động như người lớn, không thể hợp tác với phương pháp đo thính lực đơn âm.
Theo qui trình của hiệp hội Thính giác- Ngôn ngữ- Lời nói Hoa Kỳ (ASHA), để chẩn đoán nghe kém trẻ nhỏ trong lứa tuổi từ 6 tháng đến 24 tháng, cần phải thực hiện các phương pháp đo như sau:
- Khám tai, hỏi bệnh sử, khai thác các dấu hiệu gợi ý giảm thính lực như: không quay đầu về hướng âm thanh, không phản ứng với âm nhạc, chậm nói, không thực hiện các mệnh lệnh đơn giản của cha mẹ…
- Đo âm ốc tai: xác định chức năng của các tế bào lông ngoài nằm trong vùng ốc tai (tai trong).
- Đo nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp: để đánh giá chức năng của vùng tai giữa.
- Đo điện thính giác thân não (ABR): đây là phương pháp đo trẻ phải ngủ, nằm yên lặng, giúp bác sỹ đánh giá các bệnh lý thần kinh thính giác và giúp ước lượng ngưỡng nghe của trẻ (estimated hearing level).
- Đo thính lực hành vi tăng cường hình ảnh (VRA): phương pháp đo thính lực chủ quan (tương tự như đo thính lực đơn âm ở người lớn), giúp xác định ngưỡng nghe thật sự của trẻ. Đây là phương pháp đo quan trọng nhất đối với trẻ em từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi. Trẻ sẽ được hướng dẫn nghe âm thanh kết hợp với hình ảnh hoạt họa hoặc thú cưng sinh động, quay đầu về hướng có hình ảnh mỗi khi nghe được âm thanh. Trẻ có thể nghe qua phone được nhét vào từng tai riêng biệt (insert phone), giúp xác định ngưỡng nghe chuyên biệt của từng tai.
Đo VRA tại hearLIFE
Như vậy để chẩn đoán nghe kém trẻ nhỏ trong lứa tuổi từ 6 tháng đến 24 tháng, cần phải thực hiện nhiều phương pháp đo thính lực khác nhau, nếu các kết quả phù hợp thì mới chẩn đoán xác định, nếu không tương thích với nhau, cần phải đo lại, đặc biệt là phương pháp đo thính lực chủ quan VRA.
hearLIFE tự hào là đơn vị duy nhất hiện nay tại Việt Nam áp dụng qui trình đo, chẩn đoán cho trẻ giảm thính lực từ 6 đến 24 tháng tuổi theo qui trình của ASHA, đặc biệt là tại các cơ sở của hearLIFE Việt Nam đều thực hiện phương pháp đo thính lực tăng cường hình ảnh (VRA).
Bác sĩ Lê Tự Thành Nhân