Những Tiến Bộ Hiện Đại Trong Công Nghệ Trợ Thính
05.11.19
may-tro-thinh-da-giup-dan-duong-trong-cong-nghe-thiet-bi-mang-theo-tren-nguoi-nhu-the-nao
Máy trợ thính đã giúp biến đổi công nghệ thiết bị đeo như thế nào
07.11.19
Xem thêm bài

Chọn kiểu máy trợ thính phù hợp

Bạn đang tới một trung tâm thính học để mua máy trợ thính? Đợi một chút và bạn sẽ được làm cho một kiểu máy trợ thính đầu tiên. Đây là một bước trong các bước để tạo kiểu máy trợ thính

cach-lam-vo-may-tro-thinh

Công ty sản xuất máy trợ thính sử dụng sự hỗ trợ của máy tính để chế tạo máy trợ thính vừa vặn và phù hợp nhất với từng người dùng. Công nghệ này biến đổi khuôn tai của bạn thành một mô hình 3D trên máy tính, mô hình này là cơ sở để làm vỏ máy trợ thính.

Nếu bạn đã từng xem qua 1 máy in 3D làm việc, chắc hẳn bạn đã hình dung ra cách tạo vỏ máy trợ thính. Thiết bị sử dụng dữ liệu từ bản vẽ 3D để tạo mô hình vỏ máy trợ thính tùy chỉnh với ống tai của từng người. Vỏ được làm từng lớp, làm vỏ bọc bên ngoài cho máy trợ thính. Sau đó, các bộ phận điện tử được gắn vào và máy trợ thính hoàn thiện được chuyển tới chuyên gia thính học, sẵn sàng cho việc điều chỉnh phù hợp cho bạn.

Sự quan trọng của việc tùy chỉnh theo cá nhân

Sự chính xác của kích thước và hình dạng của vỏ máy có thể khác nhau tùy vào loại máy trợ thính, mức độ mất thính lực, kích thước và hình dạng của tai. Điều này vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo vỏ máy trợ thính vừa vặn bên trong tai, giúp mang lại sự phù hợp và thoải mái cũng như giảm nguy cơ thiết bị rơi khỏi tai.

Các loại máy trợ thính khác nhau sẽ có kích thước các loại vỏ khác nhau dựa vào mục đích sử dụng và vị trí trong hay ngoài tai. Nó bao gồm các loại hoàn toàn trong ống tai (CIC), trong tai (ITE), sau tai (BTE), trong ống tai (ITC). Nhấn đường dẫn này để tìm hiểu thêm về các loại máy trợ thính

Điều chỉnh thiết bị phù hợp cho bạn

Để cung cấp sự phù hợp nhất cho máy trợ thính của bạn, chuyên gia chăm sóc thính học sẽ kiểm tra tình trạng tai của bạn, sau đó làm khuôn tai, chuyển cho nhà sản xuất để tạo mô hình 3D.

Quá trình tạo khuôn rất dễ dàng và không tạo cảm giác đau đớn. Chuyên gia thính học sẽ kiểm tra ống tai với dụng cụ được gọi là đèn soi tai.

Chuyên gia thính học sẽ làm mẫu 3D hay còn gọi là khuôn, sử dụng lớp vật liệu nền silicon, đông lại trong tai bạn. Quá trình này không gây hại và bao gồm 3 bước:

  • Đầu tiên, bông dùng để ngăn cách được cho vào tai để tránh chất silicon chạm vào màng nhĩ
  • Tiếp theo, chất liệu làm khuôn được bơm vào trong tai. Tai của bạn sẽ có cảm giác như bị chặn khi vật liệu cứng dần trong tai. Trong lúc này bạn nên thực hiện các chuyển động miệng như nhai hay đóng / mở miệng. Khi vật liệu cứng lại, khuôn tai sẽ được rút ra.
  • Cuối cùng, chuyên gia sẽ kiểm tra khuôn để đảm bảo không có bất kỳ điểm khiếm khuyết nào có thể ảnh hưởng tới quá trình làm vỏ máy trợ thính.

Qua thời gian, máy trợ thính ngày càng trở nên nhỏ hơn và có công suất lớn hơn. Các thiết bị và công nghệ tạo ra điều kì diệu này được bọc trong một vỏ nhựa. Vỏ này giống như mai rùa, giúp bảo vệ các thiết bị điện tử tinh vi bên trong.

Quá trình điều chỉnh máy trợ thính là một bước quan trọng trong giai đoạn điều chỉnh. Các mấu thiết bị đời mới cho phép điều chỉnh âm thanh dễ dàng và chính xác hơn, trong khi tất cả phần cứng được đặt trong một lớp vỏ nhỏ hơn và kín đáo hơn bao giờ hết.

Hãy đặt hẹn gặp với chuyên gia thính học tại nơi gần nhất để đánh giá khả năng thính lực của bạn và thảo luận về các giải pháp cho các mức độ giảm thính lực, lối sống và ngân sách của bạn.

Theo bloomhearing

 

 

 

 

error: