Sách “Ốc tai điện tử cho trẻ em” (Ts. Bs. Nguyễn Tuyết Xương)
31.07.17
Họp báo Bệnh viện Đa khoa Khánh Hoà – Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ
31.07.17
Xem thêm bài

Chìa khoá hoà nhập cuộc sống cho Trẻ khiếm thính

Ba mẹ vẫn hay lầm tưởng rằng chỉ cần cho trẻ cấy Ốc tai điện tử thì sẽ khắc phục được khả năng nghe nói của trẻ. Trên thực tế, Ốc tai điện tử là công cụ để hỗ trợ chức năng nghe của Tai, Ốc tai không thể dạy cho trẻ kỹ năng nghe và nói. Do đó, để trẻ có thể nói trở lại và hòa nhập với cuộc sống, cần thiết phải học trị liệu âm ngữ để bé học nghe và nói sau khi cấy. Tuy nhiên, trẻ cấy ốc tai càng trễ thì việc hoà nhập càng khó, vì đã qua độ tuổi phát triển ngôn ngữ và vùng nghe nói tại não đã thoái triển, không còn hoạt động nữa. 

Nếu không có hoặc bỏ qua việc học hoà nhập, việc cấy ốc tai trở nên lãng phí tiền bạc vì không mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Theo cô Trudy Smith – Chuyên gia phục hồi Ngôn ngữ, đến từ tập đoàn Medel Áo, cách hay nhất và hiệu quả nhất để giúp con xoá rào cản về âm thanh đó chính là trò chuyện liên tục với bé. Vì một trẻ khiếm thính phải nghe nhiều gấp ba lần so với trẻ bình thường. Thay vì trẻ bình thường nghe 1 từ 1 lần là có thể lặp lại, thì trẻ khiếm thính phải nghe 3 lần thì mới có thể ghi nhớ và lặp lại từ đó. Do đó, ba mẹ cần phải nỗ lực và chuyện trò với bé nhiều hơn.

Cô Trudy Smith – chuyên gia Phục hồi Ngôn ngữ, từ tập đoàn Medel Áo – chia sẻ về những phương pháp ba mẹ có thể làm để giúp con vượt qua rào cản âm thanh

Áp dụng phương pháp này, mẹ của bé N.Q. cũng chia sẻ: “Ban đầu mình cũng nản lắm, vì cứ nói chuyện một mình, ai nhìn vô cũng tưởng có vấn đề vì cứ nói độc thoại, không biết là đang nói gì với ai. Nhưng đến khi con bật ra những tiếng nói đầu tiên, mình đã hiểu những lúc mình nói chuyện với bé không phải là bé không nghe, bé vẫn nhận thức được, chỉ là do khă năng nghe hạn chế nên bé cần nghe nhiều hơn bình thường để có thể bắt đầu nói. Nên ba mẹ cứ cố gắng nói, đừng nản lòng vì những gì mình nói đều có tác dụng, chứ không phải là không có tác dụng, hãy để cho bé có thời gian thấm những lời nói của ba mẹ”.

Mẹ N.Q. – Chia sẻ hành trình giúp con lấy lại khả năng nghe nói.

Về vấn đề trò chuyện thường xuyên với trẻ, một số phụ huynh cũng thắc mắc khi không còn chuyện gì để nói nữa thì phải làm sao. Cô Trudy Smith cũng chia sẻ rằng có thể đọc sách, kể chuyện hoặc hát một bài hát cho trẻ nghe. Những cách này không chỉ giúp trẻ học nghe mà còn giúp trẻ biết thêm từ mới, thêm kiến thức cho trẻ. Cô cũng cho biết khoa học đã chứng minh trẻ nghe nhiều cũng sẽ thông minh hơn.

Ở phần chia sẻ của phụ huynh có con đã hoà nhập thành công sau khi cấy, tất cả phụ huynh đều cùng cho rằng phải dẫn con đi chơi bên ngoài nhiều, trò chuyện với con nhiều và quan trọng nhất là không được mặc cảm về con, hãy xem con là một đứa trẻ bình thường và hãy mạnh dạn cho những người xung quanh biết con hạn chế về nghe nói. Ba mẹ phải vững vàng và có niềm tin thì mới có thể giúp được cho con mình vượt qua rào cản này.

Có thể nói rằng phần chia sẻ của phụ huynh là một sự động viên rất lớn dành cho cha mẹ có con đang trong quá trình học hoà nhập, là một minh chứng cho thấy kiên trì ắt sẽ thành công và sự thật là bé khiếm thính hoàn toàn có thể quay trở lại hoà nhập cùng cộng đồng. Bên cạnh đó, buổi chuyên đề cũng tháo gỡ nhiều lấn cấn cho những phụ huynh không biết liệu có nên cho con cấy ốc tai điện tử hay không, ở độ tuổi nào thì nên cấy và có cơ hội hồi phục cao.

Bé Việt Dũng – bé đã hoà nhập với bạn bè, hiện đang học lớp 4 trường Nguyễn Thái Sơn. Bé chia sẻ rất yêu thích môn Khoa học.

Thêm một tin vui cho các phụ huynh có con khiếm thính và có hoàn cảnh khó khăn, hearLIFE Medel Việt Nam đã chính thức tài trợ 2 bộ cấy ốc tai điện tử trị giá gần 1 tỷ đồng cho 2 hoàn cảnh khó khăn và đủ sức khoẻ để cấy, các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng 1 sẽ đảm nhiệm vai trò cấy cho bệnh nhân. Hồ sơ nộp về Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Mọi chi tiết về chương trình xin liên hệ hotline: 0963 470 361

Chuyên gia nước ngoài nhiệt tình trả lời phụ huynh cuối chuyên đề

error: