Ốc tai điện tử MRI
Người sử dụng Ốc tai điện tử/ Thiết bị cấy ghép – thông thường khi chụp MRI phải phẫu thuật để lấy nam châm ra, và sau khi chụp xong sẽ phải phẫu thuật thêm 1 lần nữa để đặt nam châm vào lại. Tuy nhiên đôi với Ốc tai điện tử Synchrony của MEDEL, đây là thiết bị duy nhất được FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp nhận chụp trong môi trường MRI 3.0 Tesla.
Vậy chụp MRI là gì? Ảnh hưởng lên người sử dụng Ốc tai điện tử thế nào? Và vì sao Synchrony lại có đặc tính ưu việt như thế?
Chụp MRI là gì?
Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường nam châm công suất mạnh để chụp hình ảnh các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, giúp các bác sỹ trong việc chẩn đoán bệnh, ưu điểm so với phương pháp CT hay X-quang là bệnh nhân không phải tiếp xúc với các tia xạ, ảnh của cấu trúc các mô mềm trong cơ thể như tim, phổi, gan và các cơ quan khác rõ hơn và chi tiết hơn so với ảnh được tạo bằng các phương pháp khác, khiến MRI trở thành công cụ vô giá trong chẩn đoán bệnh thời kỳ đầu và đánh giá các khối u trong cơ thể.
Độ từ trường được đo bằng đơn vị Tesla, và độ từ trường càng mạnh, chụp sẽ nhanh hơn, hình ảnh sẽ chi tiết và rõ nét hơn. Các máy MRI thế hệ mới có độ từ trường mạnh lên đến 3.0 Tesla và ngày càng được sử dụng rộng rãi.
- Các máy MRI đầu tiên được sử dụng từ cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 thế kỷ XX có độ từ trường 0.2 Tesla đến 1.0 Tesla, sau đó tăng lên 1.5 Tesla.
- Từ năm 2003 đến nay, các máy MRI có độ từ trường 3.0 Tesla đã được đưa vào sử dụng có độ phân giải rất cao, rất cần thiết trong các bệnh lý mạch máu, tim mạch và thần kinh.
Dự đoán trong vòng 10 năm tới các máy chụp MRI 3.0 Tesla sẽ thay thế hoàn toàn các máy chụp MRI 1.5 Tesla do tính ưu việt trong chẩn đoán của MRI 3.0 Tesla.
MRI ảnh hưởng thế nào đến người sử dụng Ốc tai điện tử?
Với ốc tai điện tử, thiết bị cấy bên trong có nam châm để định vị thiết bị đeo ngoài. Do MRI là Phương pháp chẩn đoán sử dụng từ trường, nên thông thường, bộ phận nam châm ở bộ phận bên trong sẽ bị đẩy lệch khi gặp môi trường có từ trường mạnh và đa số các bộ phận cấy ghép hiện nay chỉ cho phép chịu đựng được với máy MRI có độ từ trường dưới 1.5 Tesla trở xuống (nếu cao hơn từ 1.5 Tesla, thiết bị bên trong sẽ bị đẩy lệch có thể làm di lệch dải điện cực).
Do đó bệnh nhân cấy ghép khi cần chụp MRI phải được phẫu thuật tháo nam châm ra, chụp MRI, phẫu thuật đặt lại nam châm. Điều này gây ra nhiều bất tiện như đau, nguy cơ tai biến do phẫu thuật và quan trọng hơn là phải ngừng sử dụng thiết bị trong thời gian giữa 2 lần phẫu thuật.
Quy trình chụp MRI cho người sử dụng Ốc tai điện tử thông thường với 2 lần phẫu thuật lấy ra và đưa trở lại nam châm.
Quy trình chụp MRI cho người sử dụng Ốc tai điện tử MEDEL không cần phẫu thuật, không gián đoạn việc nghe.
Đến thời điểm hiện tại, ốc tai điện tử Synchorny- Medel là thiết bị duy nhất được FDA chứng nhận an toàn khi chụp MRI 3.0 Tesla mà không cần phải phẫu thuật lấy nam châm ra, nhờ vào hệ thống nam châm có khả năng xoay quanh trục của nó.
Chuyên gia trợ thính An Khang tổng hợp