Phục hồi Khả năng NÓI
“40 năm trước, vào một buổi chiều tháng 9, tôi được mời cùng với chuyên gia thính học để thông báo cho ba mẹ của một bé gái rằng cháu đã bị điếc sâu. Họ đã khóc suốt. Cuộc sống của họ đã thay đổi! Và tôi cũng thế!
Họ đã có những ngày đầy căng thẳng và đáng sợ sau đó. Nhưng rồi nỗi đau cũng dần qua đi. Họ đã vượt qua và tiến lên phía trước để cùng với con mình thực hiện những hoài bảo mà đã gửi trao vào đứa con ngay từ khi bé mới chào đời.
Đứa bé ây đã học nghe và dùng ngôn ngữ nói để giao tiếp. Cô bé ngày ấy bây giờ đã lĩnh hội nền học vấn tốt, trở thành một thành viên của toàn cầu.
Giống như nhiều phụ huynh trên thế giới, gia đình trên đã chọn phương pháp Âm ngữ trị liệu Thực hành thính giác – Lời nói, đồng hành giúp họ trong hành trình nuôi dạy con gái mình.”
Trên đây là tâm sự của ông Warren Estabrooks, nhà Giáo Dục, Ngôn Ngữ Nghe-Nói , nhà thực hành Thính Giác-Lời Nói nổi tiếng toàn cầu. Ông cũng là một trong những nhà tiên phong của phương pháp thính giác-lời nói, làm thay đổi cuộc sống của nhiều trẻ khiếm thính và gia đình họ.
Nếu phụ huynh chọn hướng phát triển nghe-nói cho trẻ khiếm thính của mình, thì cùng với công nghệ nghe tiên tiến phương pháp thính giác lới nói là phương pháp đã được xác định là phương pháp thích hợp giúp trẻ phục hồi khả năng học lắng nghe-nói và đi học hòa nhập cùng các trẻ nghe bình thường, có những lựa chọn không bị giới hạn về giáo dục và xã hội trong suốt cuộc đời. Ngoài ra phương pháp này cũng đòi hỏi một số điều kiện và yếu tố để dẫn đến thành công là:
Các điều kiện cần và đủ để thực hành thính giác-lời nói
- Có chuyên gia về ngôn ngữ nghe-nói
- Có môi trường lắng nghe thích hợp là:
- Sử dụng công nghệ nghe tiên tiến của thế kỷ 21, là máy trợ thính kỹ thuật số, cấy ốc tai điện tử.
- Ngồi gần tai nghe của trẻ.
- Nói với âm lượng tự nhiên, không to quá không nhỏ quá.
- Giảm tối thiểu âm ồn nền.
- Dùng giọng nói biểu cảm, lập đi lập lại.
- Dùng kỹ thuật làm nổi bật âm giúp trẻ nghe rõ.
Các yếu tố cần thiết
- Tuổi lúc can thiệp phải càng sớm càng tốt.
- Mức độ mất thính lực.
- Hiệu quả của thiết bị trợ thính.
- Khả năng tiếp cận âm thanh của trẻ đối với tất cả âm thanh của cuộc sống.
- Sức khỏe của trẻ
- Tình trạng tâm lý tình cảm của gia đình.
- Chất lượng tham gia của gia đình.
- Kỹ năng của nhà chuyên môn.
- Kỹ năng của phụ huynh và người chăm sóc.
- Kiểu học của trẻ và kiểu học của phụ huynh.
- Trí tuệ của trẻ
Nhà chuyên môn phải được tập huấn để có thể thực hiện các kỹ thuật cơ bản như:
- Huấn luyện phụ huynh như một nhân tố mẫu cho việc học lắng nghe-nói
- Đáp ứng các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của trẻ bằng ngôn ngữ lời nói.
- Làm nổi bật âm thanh như kỹ thuật nói thầm, nói như hát.
- Luôn hỏi trẻ câu:”Con vừa nghe gì?”như một cách lưu ý trẻ cần lắng nghe.
- Nói gần mic-rô của thiết bị đeo ngoài.
- Nhắc lại hoặc thay thế các thông tin mà trẻ vừa chưa nghe được.
- Chờ đợi, cho trẻ thời gian để tiếp nhận, xử lý thông tin và đưa ra đáp ứng.
- Có thể cho trẻ dùng thêm các giác quan khác như nhìn, sờ nhưng ngay sau đó vẫn quay về để lắng nghe.
- Lặp lại chính xác cái trẻ vừa nói để phân tích việc nghe-nói của trẻ.
- Dùng kỹ thuật “Nhìn-Phân Tâm”, “Vòng Phản Hồi Thính Giác” để trẻ tập trung lắng nghe.
Tác giả: Võ Như Ngọc, Nhà trị liệu