Trợ thính hearLIFE

Dạy Nghe Nói tại nhà: Thuyết Tâm Trí là gì?

Dạy Nghe Nói tại nhà với áp dụng Thuyết Tâm Trí (hay gọi tắt là ToM – Theory of Mind).

Đối với trẻ khiếm thính, ToM có thể là thách thức trẻ làm chủ mà không cần hỗ trợ. Trong bài đăng trên blog này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách bạn có thể làm việc với ToM của con khi đọc truyện cùng nhau

Thuyết Tâm Trí là gì?

Thuyết Tâm Trí là khả năng hiểu suy nghĩ, quan điểm, niềm tin và cảm xúc của riêng mình và nhận biết những người khác cũng có suy nghĩ, quan điểm, niềm tin và cảm xúc có thể khác với chúng ta. Thuyết Tâm Trí là khả năng “đặt mình vào  người khác” và hiểu quan điểm của họ

Tại sao Thuyết Tâm Trí lại quan trọng?

ToM giúp trẻ trờ thành một người giao tiếp thành công và thiết lập mối quan hệ vững mạnh với người khác…

Những kỹ năng ToM này được ‘thêu dệt’ trong suốt quá trình giao tiếp hằng ngày của chúng ta với người khác. Trẻ thường nắm bắt những kỹ năng này và ngôn ngữ đi cùng, bằng cách nghe lỏm người khác sử dụng ngôn ngữ nhiều lần, trong các bối cảnh và cuộc trò chuyện khác nhau. Trẻ bị mất thính giác có thể gặp khó khăn trong việc nghe lỏm các cuộc hội thoại xung quanh. Điều này có nghĩa là trẻ có thể ít tiếp xúc với các tình huống sử dụng ToM dẫn đến việc phát triển các kỹ năng ToM có thể bị ảnh hưởng.

Làm thế nào tôi giúp con với Thuyết Tâm Trí?

Đọc sách với con là một cách tuyệt vời để nói về quan điểm, cảm xúc và niềm tin của người khác. Điều này sẽ giúp con bạn biết rằng suy nghĩ của chúng có thể khác với suy nghĩ của người khác. Trong video này, bạn sẽ thấy mẹ của Mia đang đọc truyện với Mia. Cô cho con gái nhiều cơ hội để nghe suy nghĩ và cảm nhận của các nhân vật trong câu chuyện như thế nào. Mẹ Mia đọc các dòng chữ trên trang sách, nhưng cô cũng kèm giải thích suy nghĩ và dự đoán của mình về nhân vật; suy nghĩ, cảm xúc và gợi ý ra những gì nhân vật có thể nói. Cô ấy sử dụng những từ mô tả suy nghĩ và cảm xúc, ví dụ như Mẹ nghĩ và các thuật ngữ về trạng thái tự nhiên, chẳng hạn như anh ấy đói bụng.

video minh họa

Những hoạt động nào chúng ta có thể làm với trẻ nhỏ?

Những hoạt động nào chúng ta có thể làm với trẻ lớn hơn?

Khi đọc cùng trẻ lớn, bạn sẽ có thể thêm ngôn ngữ phức tạp hơn và có những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn với con về suy nghĩ, quan điểm, động cơ và cảm xúc của các nhân vật.

Việt hóa bởi Võ Như Ngọc

Exit mobile version