Trợ thính hearLIFE

Lịch sử chụp cộng hưởng từ (MRI) và ốc tai điện tử

Cộng hưởng từ Ốc tai điện tử

Cộng hưởng từ (MRI) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp bác sỹ khảo sát hình ảnh các cơ quan, bộ phận trong cơ thể mà không cần phải phẫu thuật. Đây là phương pháp ít xâm lấn hơn so với CT (dung tia xạ để khảo sát), rất hiệu quả trong chẩn đoán các bệnh lý mạch máu, thần kinh, khối u, và các bệnh lý cơ, xương khớp… và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.

Các máy chụp MRI được cải tiến liên tục qua thời gian, cung cấp hình ảnh càng rõ nét chi tiết hơn và giảm thời gian chụp. Máy MRI sử dụng từ trường nam châm để thu lại hình ảnh các cơ quan trong cơ thể, đơn vị từ trường là Tesla, và độ từ trường càng cao thì hình ảnh càng rõ nét và thời gian chụp càng nhanh hơn.

Các máy MRI đầu tiên được sử dụng từ cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 thế kỷ 20 có độ từ trường 0,2 Tesla đến 1.0 Tesla, sau đó tăng lên 1.5 Tesla. Từ năm 2003 đến nay, các máy MRI có độ từ trường 3.0 Tesla đã được đưa vào sử dụng có độ phân giải rất cao, rất cần thiết trong các bệnh lý mạch máu, tim mạch và thần kinh. Hiện tại 1 số máy MRI có độ từ trường lên đến 7.0 đã và đang được thử nghiệm.

Ốc tai điện tử và an toàn khi chụp MRI.

Thiết bị bên trong của ốc tai điện tử có 1 cục nam châm, do đó bệnh nhân cấy ghép khi chụp MRI, thì lực từ trường mạnh của máy MRI sẽ tương tác với từ trường nam châm của bộ phận cấy ghép gây đẩy lệch nam châm của thiết bị làm ảnh hưởng đến hoạt động của ốc tai điện tử.

Đa số các hệ thống ốc tai điện tử chỉ an toàn khi chụp với máy MRI có độ từ trường dưới 1.5 Tesla, nghĩa là không cần phải phẫu thuật lấy nam châm ra khi chụp. Đối với máy MRI có độ từ trường từ 1.5 Tesla trở lên, cần phải phẫu thuật lấy nam châm ra trước khi chụp, điều này làm gián đoạn thời gian nghe và nguy cơ tai biến do phẫu thuật lấy nam châm.

Đến thời điểm hiện tại, ốc tai điện tử Synchorny- Medel là thiết bị duy nhất được FDA chứng nhận an toàn khi chụp MRI 3.0 Tesla mà không cần phải phẫu thuật lấy nam châm ra, nhờ vào hệ thống nam châm có khả năng xoay quanh trục của nó.

Sau đây là thông số về độ an toàn MRI của 3 loại thiết bị  cấy ghép mới nhất trên thế giới hiện nay:

Synchrony- MEDEL: 1.5T và 3.0T với nam châm xoay, không cần phải băng đầu khi chụp.

CI 532 – Cochlear : 1.5T với nam châm thường, phải băng đầu khi chụp

Hires Ultra- AB: 1.5T với nam châm thường, phải băng đầu khi chụp.

Các bài báo trên thế giới nói về việc Synchrony cho đến nay là Thiết bị đầu tiên và duy nhất an toàn với MRI, được chấp thuận bởi FDA

https://www.mddionline.com/move-30-t-mri-spurs-cochlear-implant-innovation/
http://www.businesswire.com/news/home/20150123005073/en/FDA-Approves-MED-EL%E2%80%99s-SYNCHRONY-Cochlear-Implant

Tổng hợp thông tin từ FDA.

Exit mobile version