Ấm áp Giáng Sinh – Đón Tết Sum vầy
01.07.17
Xem thêm bài

5 Chiến lược Phát triển các Kĩ năng Thuyết Tâm trí – Theory of Mind

Tuần trước chúng tôi nói một chút về  Thuyết Tâm trí (thuyết tư duy) – Tầm quan trọng của Thuyết này trong việc xây dựng các kĩ năng xã hội, kết bạn, và cuối cùng là có nhiều cách giúp ngôn ngữ và lời nói phong phú  và có nghĩa sớm đối với trẻ nghe kém và trong cuộc sống của họ.

Còn bài này là 5 chiến lược bạn có thể sử dụng để giúp trẻ phát triển các kĩ năng Thuyết Tâm trí trong cuộc sống hàng ngày. Và tuần tới chúng tôi sẽ chia sẻ thêm 5 hoạt động nữa mà bạn có thể làm với trẻ để giúp chúng.

“Các động từ trạng thái”- trong Thuyết Tâm trí hay thuyết tư duy (Theory of Mind)

Đây không phải là một trong các gạch đầu dòng ghi nhớ, nhưng chỉ là một định nghĩa nhanh của thuật ngữ “các động từ trạng thái” mà chúng tôi sẽ dùng trong suốt bài này. Các động từ trạng thái là những từ về những suy nghĩ mà bạn có: nghĩ, tin, thích, yêu, ghét, tưởng tượng, hy vọng, biết, phỏng đoán, cảm giác, ước, quên, thừa nhận, học, nhận thức, quyết định, hiểu, nhớ, đánh giá và kinh ngạc là những động từ trạng thái

Có những trạng thái mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể quan sát hoặc nhìn thấy những người khác đang hoạt động. Ví dụ như, bạn không thể quan quan một ai đó đang tưởng tượng, phỏng đoán hoặc quên. Đó là lý do mà chúng thật khó để học và hiểu-trừ khi chúng ta thực hành nhiều việc sử dụng chúng và nghe người khác dùng chúng trong những ngữ cảnh khác nhau.

Bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ các động từ trạng thái này để giúp các bạn dễ dàng sử dụng.

  1. Sử dụng các Động từ trạng thái trong Sinh hoạt hàng ngày

Hãy nói chuyện với con bạn về suy nghĩ, niềm tin, cảm xúc của bạn mà bạn trải qua hàng ngày. Điều này sẽ tạo cho con bạn có nhiều cơ hội nghe về suy nghĩ của bạn, và từ đó hiểu tốt hơn ý nghĩa các khái niệm trạng thái khác nhau. Ví dụ, bạn có thể nói to để cho trẻ có thể nghe:

“Mẹ quên mang đồ ăn buổi trưa ngày hôm qua. Mẹ để nó trong tủ lạnh ở nhà, và buổi trưa, mẹ cảm thấy rất đói. Mẹ phải nhớ mang nó ngày mai mới được.”

  • “Chúng ta có thể có một điều thú vị tại cửa hàng. Mẹ nghĩ Andrew có thể thích . Chúng ta có thể lấy cho em ấy một cái kẹo que, hoặc chúng ta có thể lấy một vài cái thạch đậu.Con nghĩ là em ấy có lẽ thích gì?”
  • “Mẹ cảm thấy rất vui khi con đạt giải ở trường ngày hôm nay.Mẹ không biết điều đó đã xảy ra, thật là ngạc nhiên!”
  • “Mẹ không biết chị Sara để chìa khóa ở đâu. Mẹ đoán là có thể chúng ở trên bàn. Hoặc chị ấy có thể đã để trong túi xách của chị ấy.”
  • “Mẹ nhìn thấy bác Chris ở cửa hàng hôm nay. Mẹ ngạc nhiên khi nhìn thấy bác ấy, vì mẹ nghĩ bác ấy vẫn đi du lịch.”
  1. Kết nối các đồ vật cụ thể với các Động từ Trạng thái

Hướng tới nói về một vài thứ và đồ vật, và đưa ra những kết nối trực tiếp giữa đồ vật và động từ trạng thái. Dưới đây là một vài cách:

  • Mang theo một vài đồ vật khác nhau — đồ chơi, sách, quần áo, bất cứ thứ gì—và cầm một cái mà bạn thích và giải thích cho con bạn lý do bạn thích
  • Sau đó khuyến khích con bạn chọn một cái mà chúng thích và đưa ra lý do tại sao chúng thích. Sau đó để cho trẻ đoán anh/chị/em hoặc bố/mẹ có thể thích cái nào, và tiếp theo bạn hỏi  anh/chị/em hoặc bố/mẹ xem họ thích cái nào. Các câu trả lời có giống nhau không?
  • Hãy tạo ra một sự ngạc nhiên cho anh/chị/em hoặc bố/mẹ trước khi họ về nhà, như là một tấm thiệp hoặc một chiếc bánh nướng nhỏ. Nói với con bạn về anh/chị/em hoặc bố/mẹ không biết rằng có một sự ngạc nhiên đang chờ, và sau đó khi anh/chị/em hoặc bố/mẹ về nhà và hỏi họ xem có biết có một sự ngạc nhiên không. Khi họ nói “không”, lúc này sẽ nhìn vào con bạn và nhấn mạnh với con bạn rằng chúng ta có thể biết hoặc tin rằng có một vài thứ mà người khác có thể không biết.
  1. Hãy nói về những Kinh nghiệm đã Trải qua

Hãy nói với con bạn những điều đã xảy ra trong ngày, tuần, tháng, hoặc năm, trong khi đó sử dụng các động từ trạng thái kèm theo. Nhấn mạnh vào ngữ cảnh, suy nghĩ, và thúc đẩy những người khác nữa có liên quan đến những kinh nghiệm này:

“Chúng ta đã muốn làm một vài thứ đặc biệt trong ngày sinh nhật của James. Chúng ta biết nó thích đi vườn bách thú. Chúng ta nhớ lần trước chúng ta đã đi vườn bách thú cùng nhau; Jame nói với chúng ta rằng nó cảm thấy rất vui khi nhìn thấy cá sấu. Nó nói với chúng ta rằng nó nghĩ cá sấu là loài động vật đáng yêu nhất ở đó!”

  1. Hãy nói về những Sự kiện sắp diễn ra

Hãy kể cho con bạn nghe về các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai, đưa ra những lý do vì sao bạn tham gia vào những sự kiện đó theo cách bạn thực hiện. Hỏi trẻ các câu hỏi liên quan đến trạng thái có thể giúp chúng hiểu những ngữ cảnh này qua những tương tác trực tiếp và gắn vào hội thoại. Dưới đây là một vài câu trả lời ví dụ về những điều bạn có thể nói với trẻ:

  • “Mẹ thích đến thăm bà ngoại hôm nay. Bà thích chúng ta đến thăm bà vào buổi chiều. Mẹ nghĩ chúng ta sẽ mang bánh biếu bà. Con nghĩ xem bà thích loại bánh nào? Chúng ta có thể mang một chiếc bánh táo. Hoặc chúng ta có thể mang một chiếc bánh cả rốt. Con có  nhớ bà thích loại bánh nào nhất không?”
  • “Ông thích đi bơi lúc bình minh vào các buổi sáng. Ông cho rằng khi ông bắt đầu bơi chính là lúc ông cảm thấy sảng khoái nhất.”

Tạo ra-tin các câu chuyện có thể giúp trẻ có những suy nghĩ về tính cách/đặc trưng, và phát triển ý nghĩ  có phản xạ như thíchkhông thíchcảm xúc và niềm tin của đặc điểm/tính cách. Nếu những từ thích và không thích này phản ánh thích và không thích của con bạn, bạn có thể nhấn mạnh điều này tới trẻ bằng cách nói “Ồ, giống con! Mẹ biết con thích đạp xe vào buổi chiều với anh con, và người này trong câu chuyện cũng thích làm điều đó! Cả hai con đều thích một hoạt động giống nhau!”

  1. Gọi tên các Trạng thái khi Chúng Xảy ra

Chắc chắn rằng con bạn chú ý đến trạng thái của người khác bằng cách kéo sự chú ý cụ thể tới chúng.Khi một ai đó đang nghĩ, nhấn mạnh vào điều họ đang nghĩ và chúng ta không cần thiết phải biết suy nghĩ của họ. Khi một ai đó vui, nhấn mạnh vào họ đang cảm thấy vui:

  • “Con nghĩ John đang nghĩ gì? Chúng ta nên hỏi anh ấy– Anh nghĩ gì vậy, John?”
  • “Con nghĩ Sam có thể thích ăn gì? Tại sao con không hỏi anh ấy, Sam, anh thích ăn gì?”
  • “Chúng ta sẽ phải đoán xem Amy thích màu gì.”

Khi bạn làm điều này, hãy nhấn mạnh rằng bạn và con bạn không luôn biết John đang nghĩ gì, hoặc Sam hay Amy sẽ thích gì? Nhưng bạn có thể tìm ra câu trả lời bằng cách hỏi chúng. Đôi khi, suy nghĩ và cảm nhận của chúng sẽ khác với suy nghĩ và cảm nhận của bạn.  

error: