Sử dụng Máy trợ thính 1 bên hay 2 bên
06.09.17
SEAN LO – CHUYÊN GIA THÍNH HỌC ĐÀI LOAN
30.09.17
Xem thêm bài

EAS (Electric Acoustic Stimulation) – Giải pháp can thiệp cho bệnh nhân bị giảm thính lực mức độ sâu ở tần số cao

cấy ốc tai máy trợ thính
Thông thường máy trợ thính là phương pháp can thiệp cho bệnh nhân bị giảm thính lực mức độ trung bình nặng và ốc tai điện tử được chỉ định cho các trường hợp bị giảm thính lực mức độ nặng đến sâu.
Tuy nhiên một số bệnh nhân bị giảm thính lực mức độ sâu ở các tần số cao và giảm nhẹ đến trung bình ở các tần số thấp (dưới 1000 Hz). Sau khi sử dụng máy trợ thính, các bệnh nhân này vẫn chỉ nghe rõ các âm trầm như giọng nói của nam mà không nghe rõ giọng nữ (âm tần số cao). Dạng giảm thính lực như vậy gọi là ĐIẾC MỘT PHẦN (partial deafness) - khá phổ biến ở nhóm bệnh nhân trẻ em và người lớn.
Điếc một phần
Hình ảnh thính lực độ dạng điếc một phần tai phải (màu đỏ - partial deafness) phù hợp với thiết bị cấy ghép EAS
Các chuyên gia của MED-EL đã sản xuất ra thiết bị cấy ghép tích hợp cả 2 công nghệ bao gồm máy trợ thính (cải thiện thính lực ở tần số thấp) và ốc tai điện tử (cải thiện thính lực ở tần số cao) có tên gọi là EAS (Electric Acoustic Stimulation), nhằm phục hồi khả năng nghe toàn diện ở các tần số âm từ thấp đến cao.
eas_thinh_luc_do
Với EAS - sức nghe của bệnh nhân sẽ được cải thiện
- tần số thấp (dưới 1,000Hz) bằng máy trợ thính - đường màu đỏ
- tần số cao (trên 1,000Hz) bằng ốc tai điện tử - đường màu xanh
Cấu tạo của hệ thống cấy ghép EAS
 
Bộ phận bên trong được phẫu thuật cấy ghép vào tai trong có cấu tạo giống như bộ phận cấy ghép của ốc tai điện tử, với dải điện cực siêu mềm nhằm bảo vệ các cấu trúc ở vùng đỉnh ốc tai (phụ trách nghe ở các tần số trầm) và có khả năng chụp cộng hưởng từ MRI có độ từ trường lên đến 3.0 TESLA. Thiết bị có tên gọi SYNCHRONY EAS
 
 
Bộ phận bên ngoài bao gồm 1 bộ xử lý âm thanh như ốc tai điện tử và 1 hệ thống khuếch đại âm như máy trợ thính. Thiết bị có tên gọi SONNET EAS
 
Ưu điểm của hệ thống cấy ghép EAS
Thay vì phải sử dụng 2 thiết bị (ốc tai điện tử và máy trợ thính) với 2 bộ xử lý âm thanh khác nhau, lập trình theo 2 cách khác nhau từ 2 công ty khác nhau, với EAS bạn chỉ cần 1 bộ phận đeo bên ngoài, tích hợp xử lý cả 2 tín hiệu âm học và điện cùng một lúc và được hiệu chỉnh cùng một lúc bởi các chuyên gia của MED-EL.
Vì vậy khi bạn bị giảm thính lực, đã sử dụng máy trợ thính nhưng không hiệu quả, hãy liên lạc hearLIFE. Các chuyên gia thính học, bác sỹ tai mũi họng sẽ tư vấn và chọn lựa giải pháp can thiệp phù hợp cho bạn tùy theo mức độ và loại giảm thính lực của bạn.

Liên hệ hotline:

0909097543

error: